Trong văn hóa Việt Nam, việc thờ cúng tổ tiên, ông bà không thể thiếu những nhành hoa tươi thắm bởi đó là một cách thanh khiết thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn. Chính vì thế, mỗi dịp giỗ chạp, đặc biệt là ngày Tết, nhà nào cũng phải có hoa trên để bày tò tấm lòng đó. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, không phải loại hoa nào cũng có thể đặt trên bàn thờ bởi nếu không sẽ giảm đi phần nào lòng thành hay mang đến những điều xui rủi cho gia đình.
Hoa ly
(Ảnh: Internet)
Đây là loại hoa được tìm mua khá nhiều mỗi khi Tết đến. Đây là loại hoa rực rỡ, xinh xắn tuy nhiên lại không nên đặt trên bàn thờ bởi chữ “ly” thường sợ liên quan đến ly tán, chia ly, ảnh hưởng đến mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, dòng họ.
Hoa phong lan
(Ảnh: Internet)
Hoa phong lan rất đẹp nhưng nên hạn chế chưng trên bàn thờ bởi người xưa sợ rằng chữ “phong” sẽ liên quan đến sự phong tình, phóng đãng, không thích hợp để dâng lên tổ tiên.
(Ảnh: Internet)
Khác với cúc vàng, cúc vạn thọ không nên đặt trên bàn thờ bởi nó mùi hương của chúng hơi nồng, không được thanh thoát lắm. Trong khi bàn thờ là nơi trang trọng, phải đặt những loại hoa có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết để tăng lòng thành kính.
Hoa phù dung
(Ảnh: Internet)
Loài hoa này do đặc tính sớm nở tối tàn, màu sắc thay đổi, từ trắng sang đỏ rồi sậm dần và héo tàn nên không được trọng dụng để đặt lên bàn thờ dù có hình dáng đẹp.
Hoa giả
(Ảnh: Internet)
Thời gian gần đây, loại hoa này đã có tạo hình tương đối giống thật, màu sắc tươi, bền. Thế nhưng, theo các chuyên gia phong thủy, do tính chất không có sức sống, nó dễ thu hút những điều phiền phức, không may mắn. Ngoài ra, hoa cúng không nên dùng sản phẩm giả để thể hiện tấm lòng thành kính chân thật của mình.
(Nguồn: Tổng hợp)