Dưới đây là 5 loại cây phong thủy sẽ giúp gia đình bạn gặp nhiều may mắn và thịnh vượng trong năm mới 2013. Ngoài , các loại cây này cũng có tác dụng rất tốt khi trồng ở văn phòng.
1. Trúc phú quý
Trúc phú quý còn gọi là cây trúc tiêu, vạn niên, vốn là loài cây chuyên trồng trong chậu để trang trí, có giá trị thẩm mĩ cao. Về mặt phong thủy, giống như các loại cây trúc khai vận, tháp phú quý, tháp trúc… trúc phú quý có ý nghĩa đại cát đại lợi, mang lại phú quý, bình an cho gia chủ.
Cây trúc ngụ ý trời đất trường xuân, dài rộng. “Trúc” gần âm với “chúc” có ý chỉ chúc phúc tốt đẹp. Theo phong thuỷ Trung Quốc, trước và sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình. Bản thân loại cây này cũng rất mảnh mai, thanh nhã, thích hợp với nhiều không gian và phong cách thiết kế khác nhau.
2. Cây hồng vận đương đầu (dứa cảnh lệ)
Là loài cây lá sum sê, có hoa mọc trên đỉnh hoặc giữa thân, hoa nở vào mùa đông, xuân với các màu đỏ sẫm, hồng, vàng tươi thắm. Đúng như tên gọi, hồng vận đương đầu ngụ ý sự vui mừng và mang ý nghĩa vận may lớn đang đến.
Hồng vận đương đầu thuộc giống cây dứa cảnh với nhiều hình thái, màu sắc, độ lớn nhỏ khác nhau, rất phù hợp với tính chất thưởng lãm. Loại cây này được chia làm ba bộ phận thưởng lãm: ngắm lá, ngắm hoa và ngắm quả.
Với loài ngắm lá, phiến lá dày chắc nhưng không mất đi sự trang nhã và giàu sức sống, màu sắc phong phú như đỏ, vàng, tím… Mùa hoa của giống ngắm hoa thường tập trung vào mùa thu đông. Giống ngắm quả có bề ngoài khá giống cây dứa, rất tinh xảo, xinh xắn.
3. Cây tiên khách lai
Tiên khách lai được mệnh danh là vua của các loài hoa trồng trong chậu. Hoa có ý nghĩa chỉ sự may mắn, chào đón khách quý và điều may mắn đến nhà.
4. Lan Quân Tử
Lan Quân Tử được coi như một “loài hoa kim tiền”, ngụ ý về sự giàu có và văn minh. Đây là loài hoa lí tưởng để bày trong nhà với lá cây xanh và láng bóng, hoa màu đỏ cam và hướng lên trên như ngọn lửa. Mùa hoa nở từ khoảng tết dương lịch cho đến sau tết Nguyên đán.
Lan Quân Tử có thể cảm nhận được tư tưởng của những người trong gia đình. Khi gia trung bất hòa hoặc đang ở trong vận hạn cây sẽ không nở hoa, còn khi sắp có niềm vui cây liền trổ hoa báo trước, đó tức là “Báo Hỷ Hoa”.
Lan Quân Tử là loài cây ưa Dương và có thể phân biệt Âm Dương, bởi vậy khi bố trí tại các vị trí ẩm thấp, tối, cây sẽ phát triển yếu ớt, không ra hoa. Nhà nào thiếu Dương Khí khi bày Lan Quân Tử sẽ có phản ứng, theo đó gia chủ có thể cải tạo để nạp thêm ánh sáng mặt trời, tạo ra Dương Khí.
Lan Quân Tử thuộc vào Ngũ hành Mộc Khí rất ứng hợp với người mệnh nạp âm là Mộc (tuy nhiên các tuổi khác vẫn tốt, nhưng tuổi Mộc có thể dùng riêng cho mình).
5. Cây phất dụ
Cây phất dụ còn được gọi là cây phát tài (do cách đọc của người Trung Quốc: phất dụ đồng âm với phát tài), trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ.
Cây phất dụ là loài thân gỗ có lá xanh quanh năm, cây cao từ 8-15m, trồng trong chậu thì không quá 2m. Hoa to, đạt đến 22,5cm, có màu đỏ, trắng hay vàng nhạt, rất đẹp. Cây ưa khí hậu ấm và ẩm ướt, chịu lạnh kém nên thích hợp trồng trong nhà.
Ngoài giá trị thẩm mỹ cao, cây còn có tác dụng làm sạch không khí, hấp thụ một số khí độc hại. Tuy nhiên, nếu trồng trong nhà, bạn chỉ nên chọn một chậu cây nhỏ. Bạn nên trồng phất dụ ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà – khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây.
Phất dụ tượng trưng cho ngũ hành vì vậy nó rất may mắn, ngũ hành của phất dụ như sau:
Mộc: Bản thân cây phất dụ.
Thổ: Nơi cây sinh sôi.
Thủy: Nguồn dinh dưỡng, nuôi cây lớn.
Hỏa: Khi trồng cây trong loại chậu có gốm màu nâu.
Kim: Khi trồng cây trong loại chậu cảnh làm bằng kính.
Theo một số quan niệm, người ta thường mua phất dụ theo các cành có số lượng như sau: 3 – cho sự hạnh phúc; 5 – cho sức khỏe; 2 – cho tình duyên; 8 – cho tài lộc; 9 – cho thời vận.
Bạn có thể tham khảo thêm cách hợp phong thủy