Khi nói đến , hình ảnh dễ dàng gợi nhớ nhất chính là những thiết bị sử dụng công nghệ cao phục vụ cho đời sống của người dân, sự vội vã di chuyển trên đường phố, trên những chuyến tàu điện ngầm… Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh khác khá tuyệt vời về đất nước này, nơi mà cá đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đời thường của người dân Nhật Bản, đến mức bạn chẳng thể nào ngờ đến.
Chắc bạn đã từng nghe qua việc người Nhật nuôi trong rãnh nước thải ven đường, phải không? Hình ảnh những chú cá Koi sinh trưởng, phát triển trong các rãnh nước thải trong veo khiến cả thế giới kinh ngạc về ý thức và cách người Nhật giữ vệ sinh cho môi trường sống.
Giờ đây, nếu bạn biết rằng ở Nhật, người ta thậm chí còn có thể rửa bát, rửa rau ngay tại kênh nuôi cá, chắc bạn sẽ còn bất ngờ hơn.
Ở Nhật, người ta thậm chí còn có thể rửa bát, rửa rau ngay tại kênh nuôi cá (Ảnh: Nat Geo Wild)
Một số làng quê Nhật Bản, cá được sử dụng như “người dọn dẹp vệ sinh”. Loại cá thường được sử dụng nhất chính là cá chép – loại cá nổi tiếng trong những bức tranh dân gian của người Á đông. Tại làng Satoyama – ngôi làng nhỏ gần Kyoto, chỉ có khoảng 150 ngôi nhà với hơn 700 người sinh sống – môi trường sống ở nơi này có thể nói là hết sức tuyệt vời. Cách người dân chăm lo, giữ gìn môi trường khiến cả thế giới phải kinh ngạc.
Trong tiếng Nhật, “sato” có nghĩa là vùng đất có thể trồng trọt, sinh sống, còn “yama” nghĩa là núi, đồi. Cũng nhờ địa hình ngay dưới chân núi, có vùng đất bằng phẳng, thích hợp trồng trọt chăn nuôi, người dân nơi đây dùng nước sạch từ đỉnh núi. Sau đó, nước thải từ mọi sinh hoạt thường ngày sẽ chảy về hồ lớn ở cuối thung lũng. Đây là khu vực có hệ sinh thái đa dạng với cỏ lau, đầm phá ngập nước theo mùa.
Tại làng Satoyama, mỗi nhà bếp đều có một bể nước thông với nguồn nước thượng nguồn và có thể chảy ra ngoài đến con kênh chính. Nước sạch từ sông, suối ở núi sẽ chảy vào bể – nơi họ nuôi rất nhiều cá. Người dân sẽ rửa rau, rửa bát đĩa tại bể nước này, và cá sẽ làm nhiệm vụ của mình, ăn hết những chất bẩn trong nước như thức ăn thừa, giữ cho nước luôn trong, sạch. Tất nhiên, họ chẳng đổ hóa chất như nước rửa bát xuống những bể nước này.
Người dân sẽ rửa rau… (Ảnh: Nat Geo Wild)
…rửa bát đĩa tại bể nước này (Ảnh: BBC)
Nước sạch từ sông, suối ở núi sẽ chảy vào bể – nơi họ nuôi rất nhiều cá (Ảnh: Nat Geo Wild)
Cá sẽ làm nhiệm vụ của mình, ăn hết những chất bẩn trong nước như thức ăn thừa, giữ cho nước luôn trong, sạch (Ảnh: Nat Geo Wild)
Lượng nước sạch này sau đó sẽ đổ ra kênh chính. Và tất nhiên, con kênh này cũng sạch và trong vắt chẳng kém nước ở thượng nguồn, sạch đến độ những chú cá nổi tiếng “khó tính” như cá chép Koi, cũng có thể sinh trưởng ở đây.
Ở Nhật, người ta có thể rửa bát, rửa rau ngay ở hồ nuôi cá
Đây là một phương pháp truyền thống, đã có từ lâu đời ở Nhật Bản – một cách giữ gìn môi trường, hệ sinh thái một cách tuyệt vời. Không chỉ vậy, ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây cao đến nỗi, họ chỉ chặt cây già để làm cũi, than còn cây non họ giữ lại và bỏ công chăm sóc.
(Nguồn: planetfem, topdocumentaryfilms)
Khi nói đến , hình ảnh dễ dàng gợi nhớ nhất chính là những thiết bị sử dụng công nghệ cao phục vụ cho đời sống của người dân, sự vội vã di chuyển trên đường phố, trên những chuyến tàu điện ngầm… Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh khác khá tuyệt vời về đất nước này, nơi mà cá đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đời thường của người dân Nhật Bản, đến mức bạn chẳng thể nào ngờ đến.
Chắc bạn đã từng nghe qua việc người Nhật nuôi trong rãnh nước thải ven đường, phải không? Hình ảnh những chú cá Koi sinh trưởng, phát triển trong các rãnh nước thải trong veo khiến cả thế giới kinh ngạc về ý thức và cách người Nhật giữ vệ sinh cho môi trường sống.
Giờ đây, nếu bạn biết rằng ở Nhật, người ta thậm chí còn có thể rửa bát, rửa rau ngay tại kênh nuôi cá, chắc bạn sẽ còn bất ngờ hơn.
Ở Nhật, người ta thậm chí còn có thể rửa bát, rửa rau ngay tại kênh nuôi cá (Ảnh: Nat Geo Wild)
Một số làng quê Nhật Bản, cá được sử dụng như “người dọn dẹp vệ sinh”. Loại cá thường được sử dụng nhất chính là cá chép – loại cá nổi tiếng trong những bức tranh dân gian của người Á đông. Tại làng Satoyama – ngôi làng nhỏ gần Kyoto, chỉ có khoảng 150 ngôi nhà với hơn 700 người sinh sống – môi trường sống ở nơi này có thể nói là hết sức tuyệt vời. Cách người dân chăm lo, giữ gìn môi trường khiến cả thế giới phải kinh ngạc.
Trong tiếng Nhật, “sato” có nghĩa là vùng đất có thể trồng trọt, sinh sống, còn “yama” nghĩa là núi, đồi. Cũng nhờ địa hình ngay dưới chân núi, có vùng đất bằng phẳng, thích hợp trồng trọt chăn nuôi, người dân nơi đây dùng nước sạch từ đỉnh núi. Sau đó, nước thải từ mọi sinh hoạt thường ngày sẽ chảy về hồ lớn ở cuối thung lũng. Đây là khu vực có hệ sinh thái đa dạng với cỏ lau, đầm phá ngập nước theo mùa.
Tại làng Satoyama, mỗi nhà bếp đều có một bể nước thông với nguồn nước thượng nguồn và có thể chảy ra ngoài đến con kênh chính. Nước sạch từ sông, suối ở núi sẽ chảy vào bể – nơi họ nuôi rất nhiều cá. Người dân sẽ rửa rau, rửa bát đĩa tại bể nước này, và cá sẽ làm nhiệm vụ của mình, ăn hết những chất bẩn trong nước như thức ăn thừa, giữ cho nước luôn trong, sạch. Tất nhiên, họ chẳng đổ hóa chất như nước rửa bát xuống những bể nước này.
Người dân sẽ rửa rau… (Ảnh: Nat Geo Wild)
…rửa bát đĩa tại bể nước này (Ảnh: BBC)
Nước sạch từ sông, suối ở núi sẽ chảy vào bể – nơi họ nuôi rất nhiều cá (Ảnh: Nat Geo Wild)
Cá sẽ làm nhiệm vụ của mình, ăn hết những chất bẩn trong nước như thức ăn thừa, giữ cho nước luôn trong, sạch (Ảnh: Nat Geo Wild)
Lượng nước sạch này sau đó sẽ đổ ra kênh chính. Và tất nhiên, con kênh này cũng sạch và trong vắt chẳng kém nước ở thượng nguồn, sạch đến độ những chú cá nổi tiếng “khó tính” như cá chép Koi, cũng có thể sinh trưởng ở đây.
Ở Nhật, người ta có thể rửa bát, rửa rau ngay ở hồ nuôi cá
Đây là một phương pháp truyền thống, đã có từ lâu đời ở Nhật Bản – một cách giữ gìn môi trường, hệ sinh thái một cách tuyệt vời. Không chỉ vậy, ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây cao đến nỗi, họ chỉ chặt cây già để làm cũi, than còn cây non họ giữ lại và bỏ công chăm sóc.
(Nguồn: planetfem, topdocumentaryfilms)