Một miếng được sử dụng lâu không chỉ bẩn mà còn hôi. Nó không phải bẩn bình thường mà là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn, vi trùng không thể thấy bằng mắt thường, rất có hại cho sức khỏe. Và nó hôi đến nỗi đôi khi rửa bát xong, bạn sẽ ngửi được mùi ẩm mốc, hôi từ bàn tay mình. Thật kinh khủng!
Miếng rửa bát là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn, vi trùng không thể thấy bằng mắt thường, rất có hại cho sức khỏe. (Ảnh: thekitchnn)
Vậy làm sao biết được khi nào nên thay miếng rửa bát mới? Melissa Maker – tác giả của Clean My Space cho biết: “Thời gian sử dụng miếng rửa bát phụ thuộc vào nó làm từ vật liệu gì, sử dụng nó cho việc gì và bạn bảo quản nó ra sao”. Vậy giờ thì bạn hãy tự trả lời lần lượt 3 câu hỏi dưới đây để xác định xem đến lúc vứt miếng rửa bát đi chưa nhé.
Miếng rửa bát làm từ gì?
Hầu hết những miếng rửa bát được làm từ sợi cellulose, một kiểu chất xơ giống giấy, một số loại khác được làm từ các vật liệu nhân tạo. Loại miếng rửa bát làm từ sợi cellulose có xu hướng giữ nhiều chất bẩn, vi khuẩn hơn vì các sợi hình thành miếng rửa bát có độ xốp cao hơn, là nơi lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ. Do đó, nếu miếng rửa bát làm từ vật liệu này, nó không thể sử dụng lâu.
Bạn dùng miếng rửa bát vào việc gì?
Maker cho biết: “Một vài người dùng miếng rửa bát để rửa bát đĩa, cho đến lau kệ bếp, chà bệ cửa… cũng có người dùng cho tất cả những việc này”. Vậy nên theo Maker, mục đích sử dụng của miếng rửa bát cũng góp phần quyết định “tuổi thọ” của chúng. Nếu chỉ dùng để rửa bát thì có thể dùng lâu, nhưng nếu lau dọn bếp, chà bệ cửa thì chắc chắn chúng sẽ sớm “về hưu”.
Nếu miếng rửa bát chỉ dùng để rửa bát thì có thể dùng lâu, nhưng nếu lau dọn bếp, chà bệ cửa thì chắc chắn chúng sẽ sớm “về hưu”. (Ảnh: thekitchnn)
Bao lâu bạn mới vệ sinh miếng rửa bát?
Khi nhắc đến việc này, nhiều người đã phát hiện rằng mình chưa bao giờ giặt miếng rửa bát. Maker cho biết: “Nhiều người nghĩ rằng miếng rửa bát được sử dụng trong môi trường nước, xà phòng nên nó sẽ tự sạch mà chẳng cần phải giặt, nhưng quan điểm này sai rồi”. Thức ăn vẫn có thể dính vào trong các khe nhỏ của miếng rửa bát, và khi chúng không được khô ráo hoàn toàn, nấm mốc, vi khuẩn tha hồ phát triển, sinh sôi nảy nở ở đó.
Maker cho biết, nên rửa miếng rửa bát nhiều lần càng tốt, và để thật khô ráo. Đối với Maker, một ngày cô giặt miếng rửa bát ít nhất một lần và phơi cho khô hoàn toàn.
Nếu nhà bạn có , tốt nhất bạn có thể cho miếng rửa bát còn ẩm ướt vào lò vi sóng. Chỉ trong vòng 1 phút ở nhiệt độ cao, hầu hết các vi khuẩn có hại đều bị tiêu diệt. Lưu ý là trong lúc thực hiện, bạn phải liên tục theo dõi và khi lấy ra phải cẩn thận vì lúc này miếng rửa bát rất nóng.
(Ảnh: Internet)
Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể ngâm miếng rửa bát trong giấm nguyên chất khoảng 5 phút, ammonia đậm đặc hoặc giặt trong máy giặt quần áo rồi phơi khô.
Theo trang goodhousekeeping, tốt nhất, một miếng rửa bát chỉ nên sử dụng từ 2 đến 8 tuần mà thôi.
(Nguồn: goodhousekeeping, thekitchnn)
Một miếng được sử dụng lâu không chỉ bẩn mà còn hôi. Nó không phải bẩn bình thường mà là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn, vi trùng không thể thấy bằng mắt thường, rất có hại cho sức khỏe. Và nó hôi đến nỗi đôi khi rửa bát xong, bạn sẽ ngửi được mùi ẩm mốc, hôi từ bàn tay mình. Thật kinh khủng!
Miếng rửa bát là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn, vi trùng không thể thấy bằng mắt thường, rất có hại cho sức khỏe. (Ảnh: thekitchnn)
Vậy làm sao biết được khi nào nên thay miếng rửa bát mới? Melissa Maker – tác giả của Clean My Space cho biết: “Thời gian sử dụng miếng rửa bát phụ thuộc vào nó làm từ vật liệu gì, sử dụng nó cho việc gì và bạn bảo quản nó ra sao”. Vậy giờ thì bạn hãy tự trả lời lần lượt 3 câu hỏi dưới đây để xác định xem đến lúc vứt miếng rửa bát đi chưa nhé.
Miếng rửa bát làm từ gì?
Hầu hết những miếng rửa bát được làm từ sợi cellulose, một kiểu chất xơ giống giấy, một số loại khác được làm từ các vật liệu nhân tạo. Loại miếng rửa bát làm từ sợi cellulose có xu hướng giữ nhiều chất bẩn, vi khuẩn hơn vì các sợi hình thành miếng rửa bát có độ xốp cao hơn, là nơi lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ. Do đó, nếu miếng rửa bát làm từ vật liệu này, nó không thể sử dụng lâu.
Bạn dùng miếng rửa bát vào việc gì?
Maker cho biết: “Một vài người dùng miếng rửa bát để rửa bát đĩa, cho đến lau kệ bếp, chà bệ cửa… cũng có người dùng cho tất cả những việc này”. Vậy nên theo Maker, mục đích sử dụng của miếng rửa bát cũng góp phần quyết định “tuổi thọ” của chúng. Nếu chỉ dùng để rửa bát thì có thể dùng lâu, nhưng nếu lau dọn bếp, chà bệ cửa thì chắc chắn chúng sẽ sớm “về hưu”.
Nếu miếng rửa bát chỉ dùng để rửa bát thì có thể dùng lâu, nhưng nếu lau dọn bếp, chà bệ cửa thì chắc chắn chúng sẽ sớm “về hưu”. (Ảnh: thekitchnn)
Bao lâu bạn mới vệ sinh miếng rửa bát?
Khi nhắc đến việc này, nhiều người đã phát hiện rằng mình chưa bao giờ giặt miếng rửa bát. Maker cho biết: “Nhiều người nghĩ rằng miếng rửa bát được sử dụng trong môi trường nước, xà phòng nên nó sẽ tự sạch mà chẳng cần phải giặt, nhưng quan điểm này sai rồi”. Thức ăn vẫn có thể dính vào trong các khe nhỏ của miếng rửa bát, và khi chúng không được khô ráo hoàn toàn, nấm mốc, vi khuẩn tha hồ phát triển, sinh sôi nảy nở ở đó.
Maker cho biết, nên rửa miếng rửa bát nhiều lần càng tốt, và để thật khô ráo. Đối với Maker, một ngày cô giặt miếng rửa bát ít nhất một lần và phơi cho khô hoàn toàn.
Nếu nhà bạn có , tốt nhất bạn có thể cho miếng rửa bát còn ẩm ướt vào lò vi sóng. Chỉ trong vòng 1 phút ở nhiệt độ cao, hầu hết các vi khuẩn có hại đều bị tiêu diệt. Lưu ý là trong lúc thực hiện, bạn phải liên tục theo dõi và khi lấy ra phải cẩn thận vì lúc này miếng rửa bát rất nóng.
(Ảnh: Internet)
Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể ngâm miếng rửa bát trong giấm nguyên chất khoảng 5 phút, ammonia đậm đặc hoặc giặt trong máy giặt quần áo rồi phơi khô.
Theo trang goodhousekeeping, tốt nhất, một miếng rửa bát chỉ nên sử dụng từ 2 đến 8 tuần mà thôi.
(Nguồn: goodhousekeeping, thekitchnn)