Thành phố Hồ Chí Minh đã vào , Hà Nội cũng ngấp nghé đón những cơn mưa đầu tiên. Mưa mát trời, cây cối xanh tươi, thích thật nhưng mưa cũng mang đến không ít phiền toái cho chúng ta. Mà điều phiền toái lớn nhất ấy chính là việc giày sẽ bị ướt đẫm, nhất là vào những lúc quên không mang theo dép lê thay đổi.
Ướt giày, bên cạnh nỗi lo giày sẽ hư còn là ngán ngẩm sợ giày bốc mùi, đi giày ướt hoài có khi còn bị vài bệnh ngoài da nữa. Nhưng bạn yên tâm đi, với những tuyệt chiêu làm khô giày “thần tốc” này, mùa mưa của bạn sẽ trôi qua rất dễ dàng đó. Bạn biết là những cách nào không?
Dùng giấy báo,
(Ảnh: Internet)
Giấy báo và gói hút ẩm sẽ là bạn đồng hành thân thiết cùng bạn trong mùa mưa này đấy. Với những đôi giày da, giày vải, mỗi khi giày bị ướt mưa, bạn hãy dựng đứng giày một lát để lượng nước thừa trong giày sẽ được thoát ra hết. Sau đó, bạn nhét giấy báo vào đầy trong giày (để giày không bị mất dáng), dùng tờ giấy khác bọc bên ngoài giày, rồi để giày ở nơi khô thoáng, có ánh sáng, không được phơi dưới trời nắng, nhất là giày da. Cứ khoảng 20 đến 30 phút, bạn đổi giấy báo mới một lần. Độ ẩm trong giày sẽ được giấy báo hút hết, giày sẽ chóng khô hơn rất nhiều.
Dùng máy sấy tóc
(Ảnh: onegoodthing)
Máy sấy tóc cũng là một thiết bị tuyệt vời để làm khô giày. Sau khi làm sạch những vết bẩn trên giày, bạn hãy dùng máy sấy tóc để làm khô giày ở chế độ nóng. Sấy từ trong ra ngoài cho đến khi bạn cảm nhận được giày đã thực sự khô. Lưu ý: không dùng cách này cho giày da, giày đế cứng, đế gel, chỉ dùng cho giày có chất liệu cotton, giày vải, giày đế cói. Ngoài ra, bạn đừng để máy sấy tóc quá gần với giày kẻo nhiệt sẽ làm hỏng giày nhé.
Dùng máy sấy áo quần
(Ảnh: Internet)
Bạn không nghĩ đến việc máy sấy áo quần có thể dùng để làm khô giày có phải không? Cách thức thực hiện đơn giản lắm. Đầu tiên, bạn đặt giày vào máy sấy quần áo sao cho đế giày áp vào cửa máy, mũi giày hướng lên trên, dây giày sẽ nửa trong nửa ngoài. Cách làm này sẽ tránh va chạm giày với máy, không làm hỏng giày cũng như không làm hỏng máy. Chọn nhiệt độ thấp, thời gian không quá 60 phút. Lưu ý: không áp dụng cho giày đế cứng, đế dán keo, giày thể thao, giày da hay giày chống thấm Gore-tex. Chỉ dùng cách này đối với giày làm từ chất liệu cotton hoặc sợi tổng hợp.
Dùng quạt điện
(Ảnh: Internet)
Với những đôi giày thể thao, giày da, quạt điện cũng là một cách làm khô giày nhanh chóng. Sau khi làm sạch những vết bẩn trên giày, bạn treo ngược giày lên ngay trước quạt (gót giày hướng lên trên, mũi giày xuống dưới). Bạn có thể lót khăn dưới giày để thấm lượng nước còn thừa trong giày. Giày vải, giày da lộn cũng có thể áp dụng cách này nhưng sẽ lâu khô hơn.
Dùng cục nóng máy lạnh
Nếu nhà có máy lạnh, bạn cũng có thể tận dụng cục nóng máy lạnh khi hoạt động để làm khô giày nhưng không được áp dụng với giày da, giày đế dán keo, giày đế cứng nhé.
(Nguồn: Tổng hợp)